THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Product Name | MasterAir G100M |
Model number | MAM-G1CN-924PC-R1 |
CPU Socket | Intel® LGA 2066 / 2011-3 / 2011 / 1151 / 1150 / 1155 / 1156 / 1366 / 775 socket AMD® AM4 / AM3+ / AM3 / AM2+ /AM2 / FM2+ / FM2 / FM1 socket |
Dimensions | 145 x 145 x 74.5 mm (5.7 x 5.7 x 2.9 inch) |
Heat Sink Dimensions | 143 x 143 x 51.7 mm (5.6 x 5.6 x 2.0 inch) |
Heat Sink Material | Heat Column / Aluminum Fins |
Heat Sink Weight | 320g (0.70lb.) |
Heat Column Dimensions | Ø41.2*46.3 mm |
Fan Dimensions | 100 x 100 x 25 mm (3.9 x 3.9 x 1 inch) |
Fan Speed | 600~2400 RPM (PWM) ± 10% |
Fan Airflow | 22.63 CFM ± 10% |
Fan Air Pressure | 1.6 mmH2O ± 10% |
Fan MTTF | 280,000 hrs |
LED color | RGB ready |
Fan Noise Level (dBA) | 30 dBA (Max) |
Fan Connector | 4-Pin (PWM) |
Fan Rated Voltage | 12 VDC |
Fan Rated Current | 0.34 A |
Fan Safety Current | 0.37 A |
Fan Power Consumption | 4.08 W |
Warranty | 2 years |
EAN Code | 4719512065341 |
UPC Code | 884102037863 |
Nói đến tản nhiệt thì Cooler Master vẫn luôn là thương hiệu hàng đầu về sáng tạo các công nghệ, mang đến những sản phẩm vừa giữ lề thói cũ vừa mang phong cách khác lạ, MasterAir G100M cũng tương tự như vậy. Nói cách khác, ngay từ Computex 2017 thì nhiều người được tiếp cận với sản phẩm này đầu tiên đã đặt cho nó một cái tên khá ngộ nghĩnh, tản nhiệt UFO.
Nhưng cái gì cũng cần quá trình hoàn thiện, phải hơn nửa năm sau thì sản phẩm chính thức mới ra mặt người dùng, với tên gọi đầy đủ là MasterAir G100M, được bổ sung thêm quạt RGB kèm khả năng đồng bộ với mainboard thông qua dây cắm chuẩn 4 pin, ngoài ra, người dùng vẫn có thể tự chỉnh đèn theo ý thích với bộ điều khiển đi kèm.
Về công nghệ, thay vì dài dòng bằng câu chữ, mời bạn đọc xem qua video của chính Cooler Master làm, giới thiệu về công nghệ tản nhiệt hoàn toàn mới này.
Còn bây giờ, giải thích cho bạn nào chưa hiểu rõ. MasterAir G100M có cơ chế lấy nhiệt đôi rất hay, đầu tiên là áp dụng công nghệ tương tự như HVC (Horizon Vapo Chamber) trước đây của Cooler Master phát triển nhằm lấy nhiệt lượng từ bề mặt CPU lên nhanh nhất, sau đó truyền tải đi (hơi giống với V8GTS trước đây). Phần sau là phần truyền nhiệt ra các lá nhôm, làm sao để truyền đi nhanh và hiệu quả là vấn đề rất lớn, bởi giải pháp heatpipe thực sự không đáp ứng được. Lúc này MasterAir G100M được Cooler Master hoàn thiện hơn với gần như là cùng một cách so với V8GTS đó chính là dùng một khối đồng chưa chất lỏng đặc biệt bên trong, truyền nhanh nhiệt lượng lên trên theo đúng các nguyên tắc vật lý cũng như vật chất tạo thành chất lỏng bên trong.
Nói cách khác, đây là phát triển hoàn thiện hơn về mặt sản phẩm so với chính V8GTS, nhưng nó vẫn cần thời gian hoàn thiện hơn để có thể đảm đương nhiệt lượng lớn hơn trong khi giữ vững bề mặt tiếp xúc. Đó là lý do chúng ta hy vọng các phiên bản tiếp theo của MasterAir G100M, còn bây giờ, mời bạn đọc dạo qua các hình ảnh thực tế của sản phẩm, ngay sau hình ảnh quảng cáo tính năng RGB chính thức của Cooler Master.
Hình ảnh sản phẩm thực tế, bạn không cần phải bất ngờ với mức độ hoàn thiện các chi tiết, đây vẫn là một sản phẩm thuộc dòng MasterAir của Cooler Master, và việc chăm chút từng sản phẩm đã là một thói quen khó bỏ của chính họ rồi, đôi khi muốn làm ẩu cũng không được.
Sản phẩm thực tế khi hoạt động trong đêm, đèn LED đỏ cũng là đèn mặc định khi bạn chưa đụng gì vào tính năng đèn LED. Bản thân người viết đã cố gắng chụp thực nhất so với mắt nhìn, nhằm mang đến cái nhìn trực quan nhất cho bạn đọc.
Kết quả thử nghiệm với Intel Core i9-7920X, chi tiết hơn về cấu hình thì mời các bạn xem trong CPUz trong hình bên dưới.