Bạn Đã Thật Sự Hiểu Về Ổ Cứng SSD Chưa?
- Nguyễn Hoàng Thiện
- KIẾN THỨC
- 29/08/2019
Ổ cứng thể rắn - Solid State Drive, hay còn được gọi tắt là SSD, trước đây vốn là một thứ xa xỉ, chỉ xuất hiện trên những chiếc máy tính cao cấp với mức giá cực đắt. Giờ đây, nó đã trở thành một linh kiện máy tính mà ai cũng có thể tiếp cận được, thậm chí là cho những chiếc laptop giá rẻ.
Bên cạnh đó, nhiều tiêu chuẩn và công nghệ khác xung quanh SSD cũng đã xuất hiện. Điều này khiến việc chọn một ổ SSD phù hợp không đơn giản như trước đây. Và trong bài viết này, MTBH sẽ giúp bạn hiểu hơn về chúng.
Trước khi đi sâu vào những loại ổ SSD có trên thị trường, chúng ta cần phải tìm hiểu lịch sử và lý do mà nó ra đời. Loại ổ này được sinh ra nhằm thay thể các ổ cứng HDD truyền thống. Với ưu thế không có bất kì bộ phận chuyển động nào bên trong, SSD là một bước nhảy vọt về tốc độ đọc và ghi cũng như độ bền khi sử dụng.
Những chiếc Macbook với chỉ mỗi HDD truyền thống đã dần bị loại bỏ từ năm 2012. Giờ đây, ngay cả những chiếc laptop giá rẻ cũng thường được lắp sẵn ổ cứng SSD với tốc độ nhanh hơn. HDD vẫn còn phổ biến trong những cỗ máy desktop do dung lượng cao với mức giá rẻ, tuy nhiên, thường thì người dùng cũng có thể tùy chọn lắp thêm SSD.
Ở mức độ kĩ thuật, sự khác biệt của SSD so với HDD nằm ở việc sử dụng những con chip bán dẫn thay vì phương tiện từ tính để lưu trữ. Những ổ SSD tương tự như các thanh RAM, dữ liệu nằm trên chúng sẽ được giữ lại, chỉ khác là các dữ liệu này vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi cắt điện.
Bên trong HDD và SSD
Các điện tích sẽ được truyền dọc qua tấm ô điện thay vì di chuyển các đầu đọc/ghi trên những đĩa từ tính. Điều này giúp quá trình kéo dữ liệu từ điện nhanh hơn và ghi ngược lại một lần nữa.
Thực tế, công nghệ SSD không phải là hoàn hảo. Các ổ cứng này sẽ có một tuổi thọ nhất định bởi mỗi thao tác đọc hoặc ghi có thể làm chúng hao mòn dần. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo khi tuổi thọ này có thể dài đến mức khi bạn muốn nâng cấp chiếc máy tính của mình. Tất nhiên, nó phụ thuộc vào tần suất bạn truy xuất vào ổ.
Trong vài năm qua, công nghệ SSD đã phát triển trở lại. Khi mới xuất hiện, SSD sử dụng cổng SATA cùng một sợi cáp chuẩn SATA (hoặc có thể là cổng USB nếu là loại gắn bên ngoài). Đây là cách đơn giản nhất, tốt nhất và nhanh nhất để kết nối SSD với bo mạch chủ bởi chúng đều có chung cổng kết nối với những ổ HDD thông thường. Chuẩn SATA tốt nhất hiện nay là SATA 3.3 và có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa 600MB/s.
Giờ đây, khi bạn tìm mua một ổ SSD, bạn sẽ thấy các thuật ngữ như M.2, PCIe hay NVMe. Tất cả chúng đều thể hiện các loại công nghệ cũng như cổng giao tiếp khác nhau. Bắt đầu với NVMe. Đây là một chuẩn kết nối mới giữa SSD và máy tính nhằm đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn và không bị "nghẽn cổ chai" như SATA.
Ổ cứng SSD M.2
NVMe sử dụng công nghệ PCI Express (PCIe) để "trao đổi" với bộ xử lý bên trong máy tính của bạn, tương tự như card đồ họa. Lợi ích của cổng giao tiếp này đó chính là tốc độ. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa mà nó có thể đạt được đạt mốc 3.500MB/s. Đây là một sự cải thiện rõ rệt. Chuẩn này cũng yêu cầu sử dụng bộ xử lý bên trong máy tính ít hơn so với các ổ SSD cũ sử dụng SATA (AHCI).
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chiếc máy tính của bạn sẽ không đột nhiên trở nên nhanh gấp 6 lần và cũng không phải mọi ổ NVMe đều đạt mức giới hạn trên. Nhưng chắc chắn một điều rằng, bạn sẽ thấy những cải thiện về tốc độ khi chuyển một lượng lớn dữ liệu hay mở các ứng dụng nặng (ví dụ như hệ điều hành).
Trên thực tế, trở ngại lớn nhất trong việc áp dụng rộng rãi SSD NVMe lúc bấy giờ lại là chi phí. Ngoài chi phí đắt đỏ cho riêng ổ cứng SSD NVMe, nó còn yêu cầu đến những bo mạch chủ hỗ trợ các bộ xử lý đời mới. Thế nên, nếu bạn đang sử dụng một bo mạch chủ cũ cũng như kinh phí eo hẹp thì SSD SATA sẽ là một lựa chọn hợp lý cho bạn. Còn nếu bạn thích hiệu năng và tốc độ cực cao thì đây là lúc để bạn nâng cấp và chuyển sang sử dụng NVMe.
Tuy nhiên, NVMe không thể thể hiện đầy đủ hình thức kết nối (hình dạng vật lý và loại cổng kết nối) của ổ SSD. Chúng sử dụng loại cổng kết nối M.2 và loại kết nối này đều có thể hoạt động trên cả SATA lẫn PCIe. NVMe và M.2 thường được sử dụng thay thế cho nhau bởi chúng thường xuất hiện trên cùng một ổ SSD, nhưng ổ cứng bạn xài cần phải có cả 2 (và bo mạch chủ cũng vậy) để đảm bảo hiệu năng tốt nhất.
Nói một cách khác, M.2 là một hình thức vật lý của SSD và có các tùy chọn khác nhau (chủ yếu là NVMe) để truyền dữ liệu đi và đến. Những SSD M.2 thường có kích thước khá mỏng và nhỏ, giống như một thanh RAM, được thiết kế để nằm vừa vặn với không gian chật hẹp bên trong laptop. Và về cơ bản, nó đã có thể thay cho hình dạng ổ 2,5 inch vốn từng được sử dụng rất rộng rãi trên cả laptop lẫn desktop. Thực tế, về mặt kĩ thuật, nó vẫn còn khá rắc rối. Nhưng nếu bạn đang muốn xây dựng (build) hoặc nâng cấp chiếc máy tính thì SSD là một thứ bạn cần cân nhắc.
Ổ cứng SSD NVMe
Tóm lại, NVMe là cách SSD giao tiếp với phần còn lại của hệ thống và M.2 lại chính là hình dạng vật lý và chuẩn kết nối để quá trình giao tiếp diễn ra. Thường thì nếu bạn mua một chiếc SSD ở hiện tại thì cả 2 đều gần như liên quan với nhau và bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt nếu bạn nâng cấp từ một hệ thống cũ hơn hoặc là xây dựng một chiếc PC ngay từ đầu.
Nếu bạn muốn có một ổ cứng SSD tốt nhất, hãy tìm đến NVMe với bất kì hình thức kết nối nào, có thể là một loại card mở rộng kết nối với bo mạch chủ tương tự như card đồ họa, hoặc cũng có thể là một thanh dạng M.2, ví dụ như những chiếc MacBook Pro nhiều năm qua đã sử dụng SSD NVMe ở dưới dạng khe cắm M.2. Còn nếu bạn đang cân nhắc nâng cấp lắp thêm SSD cho một hệ thống cũ kĩ hoặc muốn cắt giảm chi phí, hãy chọn các SSD SATA 2,5 inch. Những ổ cứng dạng này thường có giá rất rẻ. Thậm chí chỉ với hơn 400.000 đồng là bạn đã có ngay một ổ SSD 128GB dạng 2,5 inch rồi.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến công nghệ Intel Optane. Về bản chất, nó cũng chỉ là một bộ nhớ flash nằm trong ổ SSD và sử dụng hình dạng M.2 để cải thiện thời gian truy cập ổ đĩa. Cụ thể hơn, các ổ Intel Optane sẽ hoạt động như một bộ nhớ cache đơn thuần nhằm kết nối RAM và ổ cứng, giúp đẩy nhanh quá trình truyền dữ liệu giữa ổ cứng và bộ xử lý. Dù vậy, công nghệ này yêu cầu các bo mạch chủ sử dụng chip Intel từ thế hệ thứ 7 trở lên.
Công nghệ Intel Optane Memory
Hiện tại ổ cứng SSD ở MTBH đang có giá cực tốt và nhiều mẫu mã để các bạn có thể lựa chọn.
Ổ cứng SSD giá tốt: https://www.mtbh.vn/collections/ssd-o-cung